ĐƯỢC ĂN NHỮNG GÌ BẠN MUỐN.!

23-07-2022 14:37

Bạn muốn con mình ăn những thức ăn tốt đầy đủ chất dinh dưỡng, nhưng bạn cần biết những chất dinh dưỡng nào và lượng thức ăn bao nhiêu là cần thiết cho cơ thể của con mình? Dưới đây là tổng quan nha

HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG KHỎE MẠNH CHO TRẺ

By Victoria Healthcare 25 Tháng 1 2021

Dinh dưỡng cho trẻ em dựa trên các nguyên tắc giống như dinh dưỡng cho người lớn. Mọi người đều cần dung nạp các thành phần dinh dưỡng giống nhau, chẳng hạn như vitamin, khoáng chất, carbohydrate, protein và chất béo. Tuy nhiên, ở mỗi độ tuổi khác nhau thì cơ thể của trẻ cần đáp ứng những thành phần và lượng thực phẩm khác nhau.

Vậy công thức tốt nhất để giúp đáp ứng nhu cầu tăng trưởng và phát triển của con bạn là gì? Hãy tham khảo những thông tin hướng dẫn dinh dưỡng cơ bản cho bé gái và bé trai ở các độ tuổi khác nhau (hình ảnh)

Theo hướng dẫn mới nhất về chế độ ăn uống của người Mỹ, bạn nên cân nhắc những thực phẩm giàu dinh dưỡng dưới đây:

CHẤT ĐẠM:

Chọn hải sản, thịt nạc và thịt gia cầm, trứng, đậu, hạt, các sản phẩm từ đậu nành, các loại hạt và hạt không ướp muối.

TRÁI CÂY:

Khuyến khích con bạn ăn nhiều loại trái cây tươi, đóng hộp, đông lạnh hoặc trái cây khô - hơn là nước trái cây. Nếu con bạn uống nước trái cây, hãy đảm bảo đó là nước trái cây 100% không đường và hạn chế trong khẩu phần của trẻ. Hãy tìm chọn những trái cây đóng hộp hoặc đóng gói không có phẩm màu và không bổ sung thêm đường . Hãy nhớ rằng một phần tư cốc trái cây khô tương đương một cốc trái cây tươi. Khi dùng quá mức, trái cây sấy khô có thể tăng calo.

RAU QUẢ:

Cho trẻ ăn những rau quả tươi, đóng hộp, đông lạnh hoặc khô. Cố gắng cho trẻ ăn mỗi tuần các loại rau quả khác nhau, bao gồm những loại rau quả có màu xanh đậm, đỏ, cam, các loại đậu và đậu Hà-Lan, những lại rau củ giàu chất tinh bột và một số loại khác. Khi chọn những loại rau quả đóng hộp hoặc đông lạnh, cần chọn những sản phẩm có hàm lượng Natri thấp.

CÁC LOẠI HẠT:

Chọn các loại ngũ cốc nguyên cám như: bánh mì nguyên cám, yến mạch, bỏng ngô hoặc gạo nâu, gạo nguyên cám…. Hạn chế ngũ cốc tinh chế như bánh mì trắng, nui, mì và gạo trắng…

SẢN PHẨM TỪ SỮA:

Khuyến khích con bạn ăn uống các sản phẩm từ sữa không có chất béo hoặc ít chất béo. Chẳng hạn như sữa tươi, sữa chua, phô-mai hoặc những thức uống được làm từ đậu nành.

HẠN CHẾ con bạn sử dụng những thực phẩm dưới đây:

ĐƯỜNG:

Hạn chế lượng đường trong bữa ăn của trẻ. Thay vào đó, nên dùng đường tự nhiên, chẳng hạn đường có trong trái cây và sữa. Một số đường bổ sung như đường nâu, si-rô bắp, mật ong và các thực phẩm tương tự.

CHẤT BÉO BÃO HÒA VÀ CHẤT BÉO CHUYỂN HÓA:

Hạn chế chất béo bão hòa - chất béo chủ yếu đến từ nguồn thực phẩm động vật, ví dụ như thịt đỏ, thịt gia cầm và các sản phẩm từ sữa giữ nguyên chất béo. Tìm cách thay thế chất béo bão hòa bằng dầu thực vật, chất béo trong các loại hạt và trái cây, cung cấp axit béo thiết yếu và vitamin E. Chất béo lành mạnh hơn cũng có tự nhiên trong ô liu, quả bơ và hải sản. Hạn chế chất béo chuyển hóa bằng cách tránh thực phẩm chứa thành phần dầu hydro hóa.

Nếu bạn có thắc mắc về dinh dưỡng cho trẻ em hoặc các mối quan tâm cụ thể về chế độ ăn uống của con bạn, hãy nói chuyện với bác sĩ của bé hoặc chuyên gia dinh dưỡng uy tín.

(Tham khảo bảng hướng dẫn chế độ ăn uống hàng ngày cho trẻ em nam và trẻ em nữ ở các độ tuổi khác nhau)

Nguồn: https://www.mayoclinic.org/.../nutrition-for.../art-20049335

23-07-2022 14:41

Trên thế giới này chẳng có loại thức ăn nào có thể cung cấp toàn bộ chất dinh dưỡng mà cơ thể cần do đó cần phải ăn đa dạng thực phẩm. Điều này có nghĩa bất kể việc kén chọn th

 

1. Đa dạng thực phẩm
 
Trên thế giới này chẳng có loại thức ăn nào có thể cung cấp toàn bộ chất dinh dưỡng mà cơ thể cần do đó cần phải ăn đa dạng thực phẩm. Điều này có nghĩa bất kể việc kén chọn thực phẩm nào đều cản trở sự hấp thụ đủ dưỡng chất.
 
Có một số trẻ chỉ thích ăn 1 loại thực phẩm nào đó thì có thể hướng trẻ tới những thực phẩm khác cùng nhóm để thay đổi nhưng nếu không ăn rau xanh thì sẽ không thể có sự thay thể nào.
 
Thực đơn mỗi ngày phải đủ 5 nhóm dinh dưỡng, không thể thiếu một nhóm nào.
 
2. Cân bằng các loại thực phẩm

 
Mỗi thực phẩm có 1 thành phần dinh dưỡng và với mỗi loại dưỡng chất đều có quy định rõ về lượng, ít hơn hay nhiều hơn đều không tốt.
 
Nếu ăn nhiều những thứ mình thích, ăn ít hoặc không ăn những thứ không thích thì dù có đa dạng thực phẩm thì tỉ lệ các chất dinh dưỡng đưa vào cơ thể có thể bị phá vỡ tính cân bằng.
 
Do đó, nên chú ý phối hợp giữa các thức ăn cùng nhóm, như kết hợp giữa thô và mịn, sẫm màu và nhạt màu, thịt cá và thịt gia cầm…
 
3. Ăn uống đúng giờ
 
3 bữa chính trong ngày là nguồn cung cấp dưỡng chất, năng lượng cơ bản cho thể. Ăn vặt không giờ giấc, ăn sát với bữa chính đều làm ảnh hưởng đếu chất lượng dung nạp dinh dưỡng của bữa chính.
 
Những món ăn vặt sau giờ tan học bán tại cổng trường không những không có dinh dưỡng, mà phần lớn đều có vấn đề về vệ sinh. Ở nhà các vị phụ huynh nên chuẩn bị đồ ăn cho các bé sau khi tan học nhưng số lượng không được quá nhiều để không ảnh hưởng đến bữa ăn chính.
 
4. Ăn no vừa phải
 
Tổng năng lượng đưa vào cơ thể của 3 bữa phân chia như sau: bữa sáng chiếm 30%, bữa trưa 40% và còn lại là bữa tối.
 
Không ăn hoặc ăn ít vào bữa sáng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể, làm giảm thể lực và ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của đại não.
 
Nếu bữa trưa ăn qua loa thì bữa tối sẽ dễ bị quá no.
 
Ngoài ra, vào những ngày lễ tết hay gia đình có tiệc tùng thì đều nên ăn vừa phải thôi, không được ăn uống quá nhiều, càng không được ăn nhanh nuốt vội, nếu không sẽ làm ảnh hưởng đến dạ dày, sinh ra các vấn đề ở đường tiêu hóa.
 
5. Ăn uống thanh đạm
 
Tỉ lệ năng lượng trẻ nạp vào mỗi ngày được phân chia như sau: 1 nửa là từ lương thực, khoảng 1/6 là từ protein, 1/4 là từ chất béo còn lại là chất xơ, vitamin và khoáng chất.... Do đó nếu quá nhiều dầu mỡ và đường không những khiến cơ thể phải hấp thu quá nhiều năng lượng mà còn làm tăng nguy cơ mắc những căn bệnh thời văn minh hiện đại như cao huyết áp, mỡ máu cao, béo phì, bệnh mạch vành…
 
Ngoài ra những thức ăn nhiều dầu mỡ quá ngấy và khó tiêu hóa, lại thiếu chất xơ sẽ dễ dẫn đến chứng táo bón, viêm dạ dày…
 
6. Chọn những thức ăn phù hợp với thể chất

 
Thức ăn có thể nuôi người nhưng cũng có thể hại người, ví dụ như những đứa trẻ mà tì vị hư hàn nhưng lại ham ăn những thực phẩm lạnh dễ dẫn đến đi ngoài, tràng vị khó chịu, những đứa trẻ mà bị nhiệt trong tương đối nghiêm trọng nhưng lại thích ăn những món ăn nhiều dầu mỡ chiên rán hoặc ăn lẩu dê dẫn đến lở loét miệng hoặc táo bón, đi ngoài phân khô cứng. Đó là vì thuộc tính của thức ăn không phù hợp với thể chất của trẻ.
 
Các vị phụ huynh nên hiểu rõ những thuộc tính ôn nóng hay mát của thực phẩm để lựa chọn cho các con những thức ăn phù hợp với thể chất, đồng thời còn phải dựa theo thời tiết để điều chỉnh thức ăn.
 
7. Bữa ăn văn minh
 
Môi trường của bữa ăn cũng cần yên tĩnh, tạo thói quen nhai kỹ nuốt chậm, âm nhạc nhẹ nhàng có thề có lợi cho tâm trạng vui vẻ. Khi ngồi vào bàn ăn bố mẹ có thể kết hợp nói cho các con nghe những câu chuyện về đồ ăn để kích thích nhu cầu ăn uống của trẻ hoặc giới thiệu giá trị dinh dưỡng của thức ăn.
 
Bàn ăn nhất định không phải là nơi để mắng mỏ, sửa chữa những thói quen ăn uống không tốt của trẻ, nên cố gắng dạy dỗ lúc bình thường chứ không nên đến khi ăn mới dạy.

23-07-2022 14:43

Đối với trẻ em, hệ tiêu hóa của các bé còn chưa hoàn thiện và sẽ phát triển theo từng giai đoạn dựa trên độ tuổi. Vì vậy, ba mẹ cần xây dựng một chế độ dinh dưỡng phù hợp

 

Tổng quan về chế độ dinh dưỡng cho trẻ em

Dinh dưỡng cho trẻ em giúp cao lớn khỏe mạnh

Dinh dưỡng cho trẻ em dưới 3 tuổi có ý nghĩa quan trọng tới sức khỏe và cả quá trình phát triển của trẻ. Trong những năm đầu, tốc độ phát triển của mô, các cơ quan cùng với sự phát triển sinh lý và tinh thần của trẻ rất nhanh. Khi dinh dưỡng của trẻ không đáp ứng đầy đủ sẽ dẫn đến chậm phát triển và cả những biến đổi về hóa sinh sẽ ảnh hưởng đến cơ thể ở rất nhiều mức độ khác nhau. 

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ emChế độ dinh dưỡng cho trẻ em rất quan trọng đến sự phát triển của trẻ

Do vậy, việc chú ý bổ sung dinh dưỡng đúng cách để trẻ khỏe mạnh và phát triển cân đối là vô cùng quan trọng. Với những phương pháp chăm sóc bé khỏe mạnh mau lớn được thể hiện chi tiết ở phần dưới đây, các bà mẹ sẽ có thêm cho mình nhiều kiến thức cần thiết để làm thế nào giúp trẻ khỏe mạnh mau lớn phát triển toàn diện.

Chú ý đến chế độ dinh dưỡng cho trẻ em một cách hợp lý

Dinh dưỡng là yếu tố hàng đầu quyết định sự phát triển của trẻ. Bé sẽ phát triển khỏe mạnh và thông minh khi được bú sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu đời vì sữa mẹ giúp cơ thể xây dựng hệ miễn dịch kháng lại bệnh tật.

Đối với các trẻ ở giai đoạn ăn dặm và trẻ lớn, các bậc cha mẹ cần cung cấp cho bé chế độ ăn đầy đủ, cân đối giữa 5 thành phần dinh dưỡng là chất đạm (thịt, cá, trứng..), tinh bột (gạo, khoai, ngô…), chất béo (dầu, mỡ..), rau củ trái cây và sữa. Chất đạm, chất béo và tinh bột sẽ cung cấp năng lượng cho trẻ; các chất dinh dưỡng từ rau quả sẽ giúp cơ thể bé sản xuất kháng thể, tăng cường khả năng miễn dịch như một hàng rào chống lại sự xâm nhập của virus vào cơ thể.

Sử dụng sữa công thức, sữa tươi bên cạnh sữa mẹ

Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi thì sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất. Sau đó, tùy vào nhu cầu của bé và tình trạng của mẹ mà có thể kết hợp thêm sữa công thức, sữa tươi. Ở bất kỳ giai đoạn phát triển nào của bé, sữa luôn là nguồn cung cấp dưỡng chất dồi dào rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Uống sữa thường xuyên sẽ cung cấp hiệu quả các dưỡng chất mà cơ thể trẻ cần như vitamin A, B, D, canxi và rất nhiều các vi chất dinh dưỡng khác. Vì vậy, ba mẹ đừng quên bổ sung sữa vào khẩu phần ăn hàng ngày để con có đủ nguồn dưỡng chất thiết yếu và phát triển khỏe mạnh.

Khuyến khích trẻ vận động thường xuyên

Vận động giúp trẻ phát triển trí não và thể chất khỏe mạnh.Vì vậy, cha mẹ nên khuyến khích trẻ rèn luyện thói quen vận động thường xuyên (bằng những hoạt động đơn giản, vừa sức như đi bộ, làm việc nhà, leo cầu thang…) và luyện tập đúng cách các môn thể thao ngoài trời (khoảng 1-2 giờ mỗi ngày) để bé có thể phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn trí lực.

Độ tuổi nào thì trẻ cũng cần vận động vì vừa tiêu hao năng lượng dư thừa vừa giúp cơ thể thêm sảng khoái, sức đề kháng được tăng lên và ăn uống ngon miệng. Đồng thời, đây cũng là cách để học hỏi các kỹ năng, khám phá thế giới xung quanh.

Luyện tập thể dục thể thao ở trẻLuyện tập thể dục thể thao ở trẻ

Ngoài ra, việc cho con trẻ tiếp xúc nhiều hoặc quá sớm với tivi, điện thoại hay các thiết bị điện tử khác là điều nên hạn chế. Bởi, nó sẽ tạo cho trẻ thói quen lười vận động, ảnh hưởng đến tâm sinh lý và sự phát triển não bộ.

Các nội dung chăm sóc khác

Yếu tố môi trường cũng tác động tới sự phát triển của trẻ. Việc sống trong môi trường sạch sẽ, trong lành, giữ vệ sinh đúng cách sẽ giúp con bạn hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn. Môi trường kích thích trẻ học hỏi (cho bé tiếp xúc với đồ chơi phát triển trí não, khám phá thiên nhiên và cuộc sống xung quanh…) cũng là phương pháp tốt để bé phát triển trí tuệ.

Bé chơi xếp hìnhBé chơi xếp hình

Giấc ngủ đặc biệt quan trọng với sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ. Bé thiếu ngủ thường hay quấy khóc, khó chịu, chậm lớn và dễ bị bệnh vặt. Do đó, các khuyến nghị cho biết trẻ từ 3 đến 35 tháng phải ngủ 12-14 giờ một ngày, trẻ 3-5 tuổi ngủ 11-13 giờ một ngày, trẻ từ 6-10 tuổi cần ngủ 10-11 giờ một ngày.

Tất cả trẻ nhỏ đều cần được tiêm phòng đầy đủ theo chương trình quốc gia. Đây là biện pháp phòng bệnh hiệu quả. Bé sẽ dồn sức để phát triển thay vì phải chống chọi với nhiều căn bệnh dễ mắc vì hệ miễn dịch còn yếu chưa tự đối phó. Hơn nữa, tiêm chủng có thể phòng ngừa được cho bé những căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng.

Chi tiết chế độ dinh dưỡng cho trẻ em theo độ tuổi

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ em cũng dựa trên các nguyên tắc dinh dưỡng dành cho người lớn. Bữa ăn của trẻ cần được cung cấp đủ protein, chất béo, chất xơ, vitamin và khoáng chất. Ở mỗi giai đoạn phát triển khác nhau thì nhu cầu về dinh dưỡng của trẻ cũng thay đổi. 

Dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh

Cơ thể trẻ sơ sinh rất mong manh và vô cùng nhạy cảm, hệ tiêu hóa còn chưa được phát triển hoàn thiện. 

Trong giai đoạn từ 0 – 6 tháng tuổi, trẻ có thể sử dụng kết hợp sữa mẹ hoặc sữa công thức cho nhu cầu dinh dưỡng hằng ngày. Tuy nhiên, sữa mẹ vẫn là nguồn chính và phù hợp nhất vì giúp tăng cường hệ miễn dịch và dễ dàng tiêu hóa hơn.

Đối với trường hợp bú mẹ, trẻ sơ sinh cần được bú từ 8 đến 12 lần trong một ngày hoặc tùy theo nhu cầu của mỗi bé. Khi bé 4 tháng tuổi, số lần bú trong ngày sẽ giảm đi còn khoảng 6 – 8 lần mỗi ngày, tuy nhiên sẽ cần lượng sữa nhiều hơn. 

Đối với trường hợp bé sử dụng sữa thay thế thì cần được uống khoảng 6 – 8 lần mỗi ngày. Trẻ sơ sinh thì nên bắt đầu từ 57 – 85g sữa bột/ lần. Cũng giống như trường hợp uống sữa mẹ, lượng sữa sẽ tăng lên khi bé lớn hơn. 

Trong khoảng thời gian từ 4 – 6 tháng tuổi, bé đã có thể bắt đầu tập ăn dặm kết hợp cùng sữa, tuy nhiên cần lưu ý là thức ăn phải ở dạng rất lỏng và nếu có dấu hiệu bất thường thì phải dừng việc ăn dặm ngay. 

Dinh dưỡng cho trẻ em giai đoạn sơ sinhDinh dưỡng cho trẻ em giai đoạn sơ sinh

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ từ 6-12 tháng

Ở giai đoạn từ 6 – 12 tháng tuổi, bố mẹ cần tập cho bé thích nghi dần với việc kết hợp thức ăn ngoài và uống sữa. Một số loại thức ăn mà bố mẹ có thể cho trẻ ăn như: khoai lang, cà rốt, đậu xanh… được nấu chín và nghiền nát. Ở giai đoạn đầu của thời kỳ tập ăn, ba mẹ cần cho bé thử từng muỗng nhỏ, sau đó tăng lượng thức ăn tùy theo nhu cầu của trẻ. 

Từ 8 – 12 tháng tuổi, tần suất uống sữa mẹ hoặc sữa thay thế sẽ giảm xuống còn 3 – 4 lần mỗi ngày. Ở giai đoạn này, trong thực đơn cần bổ sung thêm thịt được xay nhuyễn để cung cấp chất sắt. Bố mẹ cần đưa lượng nhỏ thịt để trẻ tập quen dần và chỉ cho ăn 1 loại thịt/tuần.

Ăn dặm cho trẻ từ 6 - 12 tháng tuổiĂn dặm cho trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi

Dinh dưỡng cho trẻ em từ 1 tuổi

Khi bé đã đủ 1 tuổi, lượng ăn dặm nên được điều chỉnh tăng lên phù hợp vì lúc này bé sẽ bú ít sữa hơn trước. Các chất dinh dưỡng từ thịt, trái cây, rau, hạt ngũ cốc… sẽ cần thiết cho bé để đảm bảo đủ vitamin và khoáng chất. Bên cạnh đó, bé vẫn cần duy trì lượng sữa mẹ hoặc sữa công thức chứ không thể thay thế hoàn toàn bằng bữa ăn. 

Dinh dưỡng cho bé 1 tuổiDinh dưỡng cho bé 1 tuổi

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ từ 2-5 tuổi

Giai đoạn từ 2 – 5 tuổi được xem là thời điểm quan trọng của bé vì chuyển sang độ tuổi học đường. Bé dần có xu hướng làm chủ trong bữa ăn của bản thân. Để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ em trong độ tuổi này, cần bổ sung các nhóm dinh dưỡng quan trọng bao gồm: 

  • Chất đạm: Thịt bò, thịt heo hoặc thịt gà (ưu tiên thịt nạc); trứng, phô mai (tần suất 2 ngày/tuần).
  • Các loại cá có chất béo Omega-3 tốt (ít nhất 2 lần/tuần): Cá thu, cá chép… Mỗi ngày nên tiêu thụ 80 – 100g thịt cá.
  • Thực phẩm bổ sung lợi khuẩn: Các loại nước, sữa chua cho trẻ em (sử dụng duy trì tối thiểu 2 – 3 ngày/tuần).
  • Rau củ quả: Nên bổ sung đa dạng các loại rau củ quả cho bé.

Bố mẹ nên tăng lượng thực phẩm hợp lý tùy thuộc vào độ tuổi của bé vì nhu cầu sẽ tăng dần theo độ tuổi.

Ngoài ra, nếu bố mẹ chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc chăm sóc con trẻ hoặc bé đang mắc phải các tình trạng nghiêm trọng như suy dinh dưỡng, béo phì,… thì đừng quên đưa con em mình đến khám tại các cơ sở uy tín để được các bác sĩ kiểm tra và đưa ra giải pháp phù hợp. 

Dinh dưỡng cho trẻ em từ 2 - 5 tuổiDinh dưỡng cho trẻ em từ 2 – 5 tuổi