ĐƯỢC ĂN NHỮNG GÌ BẠN MUỐN.!

28-07-2022 07:52

Người bị bệnh tim mạch nên ăn uống như thế nào?

Bệnh tim mạch xuất hiện âm thầm nhưng lại để lại những hậu quả nghiêm trọng đến tính mạng. Vì thế, ngoài việc sử dụng thuốc và các can

Chế độ ăn cho người bị bệnh tim mạch:
- Ăn uống đa dạng: Bao gồm thức ăn có nguồn gốc từ động vật (thịt, cá, trứng, sữa) và thực vật (rau củ, hoa quả, gạo, mỳ, các loại đậu).
- Tuân thủ nghiêm ngặt chế độ dinh dưỡng: Nên ăn định kỳ 3 bữa/ngày (người già 4-5 bữa/ngày), ăn đúng giờ quy định để tạo cho cơ thể hình thành phản xạ khiến sự tiêu hóa thức ăn diễn ra nhanh và dễ dàng.
- Ăn vừa đủ no: Để tránh bị thừa cân và phòng ngừa bệnh tật, mỗi người nên ăn vừa đủ no, không ăn nhiều, ăn cố.
- Hạn chế thức ăn có nhiều chất béo: Lượng chất béo trong khẩu phần ăn hàng ngày của người bệnh tim chỉ nên chiếm 20-30% tổng năng lượng cung cấp cho cơ thể. Việc ăn quá nhiều chất béo, đặc biệt là từ động vật, sẽ làm tăng lượng Cholesterol trong máu, tăng nguy cơ hình thành cục máu đông khiến lòng động mạch vốn hẹp do xơ vữa dễ dàng bít tắc dẫn đến nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não. Nên sử dụng dầu thực vật thay thế mỡ động vật, hạn chế các món chiên xào, tăng cường các món luộc, hấp.
- Hạn chế đồ ngọt: Đường là chất cung cấp một lượng lớn gluxit và calo, không có vitamin và khoáng nên được gọi là chất chứa “calo rỗng”. Người thường xuyên ăn nhiều đường sẽ phát triển bệnh xơ vữa động mạch, tiểu đường…

Ảnh minh họa

- Hạn chế ăn mặn: Thói quen ăn mặn là rất có hại, đây là một trong những nguyên nhân gây bệnh cao huyết áp. Huyết áp cao làm tăng nguy cơ tai biến mạch máu não, suy thận, suy tim và xuất hiện các cơn đau tim.
Hạn chế ăn mặn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nếu bị bệnh suy tim, cao huyết áp, tức phải hạn chế muối, tất nhiên ngoài việc hạn chế sử dụng muối khi chế biến thức ăn còn phải loại bỏ tất cả thức ăn có nhiều muối natri ra khỏi khẩu phần ăn hàng ngày.
- Bổ sung chất xơ, vitamin và chất khoáng: Chất xơ trong rau quả và những loại ngũ cốc thô như: gạo lức, bắp lức, các loại đậu có tác dụng chuyển hóa các chất béo và làm hạ huyết áp. Các loại rau củ và trái cây chứa nhiều chất có lợi cho sức khỏe là các flavonoid, các chất này hoạt động như các chất chống ôxi hóa và có thể giảm nguy cơ viêm nhiễm, ngăn ngừa bệnh tim mạch.
- Hạn chế uống rượu, bia: Y học đã chứng minh việc nghiện rượu, bia có ảnh hưởng rất xấu đối với sức khỏe nói chung và bệnh tim mạch nói riêng. Với hệ tim mạch, rượu gây tổn thương cơ tim, tăng kích thước tim, giảm khả năng đẩy máu của tim, đồng thời rượu làm giãn các mạch máu ngoại vi, máu dồn ra ngoài da nhiều hơn.
- Không hút thuốc lá: Thuốc lá là thứ cần phải kiêng cữ tuyệt đối khi bị bệnh tim mạch. Y học đã chứng minh thuốc lá ảnh hưởng rất xấu tới huyết áp, tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, thúc đẩy hình thành cục máu đông và tăng nguy cơ đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, tai biến, suy tim… dẫn đến tử vong hoặc di chứng nặng nề.
- Uống nước theo nhu cầu của cơ thể: Đối với một người khỏe mạnh, khi uống nhiều nước, tim và thận phải tăng hoạt động để thải bớt nước ra ngoài để giữ sự cân bằng trong cơ thể. Ngược lại, ở người đã có bệnh tim hay bệnh thận, hai cơ quan này không còn hoạt động tốt nên nước sẽ bị giữ lại trong cơ thể gây ra triệu chứng khó thở, phù, thậm chí còn gây ra tình trạng "ngộ độc nước", biểu hiện qua triệu chứng lơ mơ, hôn mê.Vì vậy, người bị bệnh tim mạch nên uống nước với lượng vừa phải mà cơ thể chấp nhận được.

Duy Tiến (t/h)

AGTN - Sưu tâm

28-07-2022 07:54

Dinh dưỡng cho người tiểu đường hỗ trợ kiểm soát bệnh tốt

1. Nguyên tắc dinh dưỡng cho người tiểu đường

Nguyên tắc dinh dưỡng giúp bệnh nhân tiểu đường xây dựng được chế độ ăn hàng ngày đa dạng sẽ dàng hơn, tuy nhiên không có nguyên tắc dinh dưỡng chính xác và phù hợp cho tất cả bệnh nhân. Tùy vào tình trạng bệnh, sức khỏe cũng như sở thích ăn uống mà chế độ ăn với mỗi bệnh nhân là khác nhau.

Người tiểu đường cần đặc biệt chú ý đến chế độ ăn

Người tiểu đường cần đặc biệt chú ý đến chế độ ăn

Tuy nhiên cần đảm bảo mục tiêu của chế độ ăn là phải kiểm soát chỉ số đường huyết ổn định, giảm nguy cơ biến chứng do tiểu đường.

Dưới đây là một số lưu ý:

  • Bổ sung đủ nước cho cơ thể với lượng từ 40ml/kg trọng lượng mỗi ngày.

  • Ăn đủ 3 bữa mỗi ngày, tốt nhất có thể là chia sẻ thành 4 - 5 bữa ăn để giảm lượng thức ăn hấp thu cùng lúc làm đường huyết tăng hoặc khi đêm bị quá đói.

  • Lưu ý ăn đúng giờ để tránh quá đói hoặc quá no.

  • Ăn uống vừa đủ đảm bảo năng lượng cho nhu cầu cơ thể hàng ngày cũng như đảm bảo sức khỏe, không nên ăn quá kiêng khiến bạn bị hạ đường huyết hoặc thiếu hụt dinh dưỡng.

  • Tránh ăn quá no hoặc quá ít mỗi bữa.

Bệnh nhân tiểu đường nên chia nhỏ các bữa ăn

Bệnh nhân tiểu đường nên chia nhỏ các bữa ăn

Khi tuân thủ những lưu ý trên, bệnh nhân tiểu đường có thể kiểm soát đường huyết ổn định, đây là yếu tố quan trọng đảm bảo sức khỏe và ngăn ngừa biến chứng.

2. Người bệnh tiểu đường nên ăn gì? 

Người bệnh tiểu đường nên ăn gì? Dưới đây là những loại thực phẩm tốt cho bệnh nhân tiểu đường được các chuyên gia khuyến cáo:

2.1. Thực phẩm nhóm đường bột

Nhóm thực phẩm này cung cấp lượng lớn năng lượng cho bệnh nhân tiểu đường không kèm theo hoặc kèm theo lượng ít vitamin. Bệnh nhân được khuyến cáo chỉ nên ăn các thực phẩm chứa lượng vừa đủ tinh bột như: ăn cơm hàng ngày, ăn xôi, các loại gạo lứt, khoai lang,... tùy theo sở thích ăn uống và nhu cầu năng lượng.

Các loại củ nhiều tinh bột như khoai sắn, bánh mì, bánh gạo,... có thể làm tăng đường huyết nhanh nên người bệnh nên hạn chế. Nếu ăn thì cần cắt giảm cơm hoặc thực phẩm cung cấp tinh bột khác tránh gặp biến chứng.

2.2. Thực phẩm giàu chất đạm và Vitamin

Nhóm thực này bao gồm: trứng, thịt, cá, sữa,... cung cấp lượng lớn chất đạm, sắt và Vitamin, đảm bảo năng lượng cho cơ thể hoạt động. Người bệnh tiểu đường vẫn cần cung cấp đủ lượng chất đạm và Vitamin hàng ngày, nếu không sẽ bị thiếu dinh dưỡng và từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe. Thực phẩm giàu đạm và Vitamin cũng không cần phải kiêng quá mức với bệnh nhân tiểu đường có cân nặng bình thường.

Thực phẩm giàu đạm cung cấp lượng lớn năng lượng hàng ngày

Thực phẩm giàu đạm cung cấp lượng lớn năng lượng hàng ngày

Còn những bệnh nhân bị thừa cân hay béo phì thì nên chú ý hơn trong lựa chọn thực phẩm, cần ưu tiên thịt nạc như: thịt ức gà, thịt trắng, thịt không có nhiều mỡ, tránh ăn da gà, vịt,... Thay vì thế, có thể chọn nguồn đạm từ thực vật tốt cho sức khỏe và cân nặng hơn như sữa đậu nành, đậu phụ, đỗ, đậu,...

2.3. Thực phẩm giàu chất xơ và chất chống oxy hóa

Trong chế độ ăn của bệnh nhân bị tiểu đường, không thể thiếu nhóm thực phẩm giàu chất xơ và chất chống oxy hóa như: các loại rau xanh, hoa quả,... Những dinh dưỡng này không chỉ cung cấp năng lượng và các chất theo nhu cầu cơ thể mà còn có tác dụng kiểm soát đường huyết tốt, tránh tăng đường máu quá đột ngột sau khi ăn.

Các loại rau củ nên chế biến luộc hoặc hấp, ngoài ra có thể ăn các món rau sống với nguồn rau quả sạch. Trong đó, các loại rau quả sau được khuyến khích cho bệnh nhân do tác dụng kiểm soát đường huyết và ngăn ngừa biến chứng tốt: rau muống, mướp đắng, bí xanh, rau ngót, tảo,...

Lượng chất xơ mà bệnh nhân tiểu đường nên tiêu thụ hàng ngày nên đạt trung bình khoảng 14g/1000 kcal.

2.4. Thực phẩm cung cấp chất béo

Tỉ lệ chất béo được khuyến cáo trong khẩu phần ăn hàng ngày nên chiếm khoảng 25% tổng năng lượng cung cấp, không nên vượt quá 30%. Để ổn định đường huyết, ngăn ngừa biến chứng xơ vữa động mạch, bệnh nhân tiểu đường nên ăn hạn chế acid béo bão hòa, thay vào đó là các nguồn dầu thực vật.

Tỉ lệ chất béo trong khẩu phần ăn chỉ nên chiếm khoảng 25% tổng năng lượng

Tỉ lệ chất béo trong khẩu phần ăn chỉ nên chiếm khoảng 25% tổng năng lượng

Bổ sung đủ lượng chất béo hàng ngày còn giúp cơ thể có thể hấp thu được những Vitamin tan trong dầu. Các thực phẩm được khuyến cáo nên sử dụng trong chế độ ăn của bệnh nhân gồm: dầu ô liu, dầu đậu nành,... Ngược lại, nên hạn chế dùng mỡ động vật để chế biến thức ăn, ngoài ra tránh xa các loại nội tạng động vật, óc, thức ăn chế biến sẵn,...

3. Người bệnh tiểu đường nên hạn chế những thức ăn nào?

Bên cạnh việc tăng cường bổ sung các thực phẩm tốt, bệnh nhân tiểu đường để kiểm soát đường huyết và biến chứng bệnh tốt thì cần hạn chế những thực phẩm xấu sau:

  • Thực phẩm chứa nhiều muối: xúc xích, lạp xưởng, thịt khô, thức ăn đóng hộp, thức ăn nhanh.

  • Thực phẩm chứa nhiều đường tinh chế, hấp thu nhanh như: kẹo, bánh ngọt, mứt, các loại nước ngọt, trái cây khô,...

  • Thức uống chứa cồn như: rượu, bia,... 

  • Giảm lượng muối sử dụng trong chế biến thức ăn hàng ngày, chỉ nên dùng khoảng 2300 mg/ngày.

 Bệnh nhân tiểu đường nên kiểm soát việc hấp thu muối hàng ngày

 Bệnh nhân tiểu đường nên kiểm soát việc hấp thu muối hàng ngày

Cùng với chế độ ăn uống, bệnh nhân tiểu đường cũng cần đặc biệt chú ý đến chế độ luyện tập thể thao hàng ngày vừa giúp tăng cường sức khỏe, tăng độ dẻo dai của mạch máu, ngăn ngừa thừa cân, béo phì,... 

Những bệnh nhân tuân thủ tốt chế độ dinh dưỡng được khuyến cáo sẽ kiểm soát đường huyết được ổn định, từ đó có được sức khỏe tốt giống như người bình thường. Việc tái khám định kỳ là vô cùng quan trọng để bác sĩ nắm được tình hình sức khỏe, bệnh lý của bạn và kịp thời điều trị can thiệp nếu có dấu hiệu bất thường.

AGTN- Sưu tầm

28-07-2022 08:01

Tìm hiểu chế độ dinh dưỡng cho người bệnh tiểu đường sẽ giúp bạn hiểu rõ người bệnh tiểu đường nên ăn gì và không nên ăn gì. Nhờ đó, lượng đường trong máu được kiểm so&aa

Lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho người bệnh tiểu đường tuýp 2

Bạn cần hiểu rõ mỗi loại thức ăn có sức tác động thế nào lên đường huyết trước khi xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người bệnh tiểu đường tuýp 2:

  • Tinh bột, đường thường có nhiều trong ngũ cốc, bánh mì, sữa, mì sợi, nui, đồ ngọt, trái cây và rau củ có tinh bột. Các chất bột đường này sẽ chuyển hóa thành đường trong máu nhanh hơn những loại thực phẩm khác, tiềm tàng nguy cơ tăng đường huyết.
  • Đạm và chất béo không tác động trực tiếp lên mức đường trong máu nhưng cần được quản lý lượng tiêu thụ trong thực đơn để giảm calo và cân nặng, giúp cho sức khỏe của bạn luôn được ổn định.
  • Để kiểm soát mức đường huyết, người bệnh phải thường xuyên theo dõi lượng đường, bột trong khẩu phần ăn của mình, kể cả bữa chính lẫn phụ vì thực phẩm giàu tinh bột sẽ gây nhiều biến đổi đường huyết.

Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh tiểu đường tuýp 2: Nên ăn gì và kiêng gì?

Trong chế độ dinh dưỡng cho người bệnh tiểu đường tuýp 2 nên có: 50% là rau củ không tinh bột, 50% còn lại bao gồm những thực phẩm tốt cho sức khỏe khác như: ngũ cốc nguyên hạt, thịt nạc, các loại hạt, đậu, sản phẩm từ sữa tách béo hoặc ít béo và một lượng nhỏ trái cây tươi cũng như các chất béo lành mạnh.

Chế độ ăn của người tiểu đường nên hạn chế tối đa lượng đường và tinh bột chuyển hóa trong khẩu phần ăn, bao gồm soda, kẹo cứng, các loại thực phẩm đóng gói hoặc chế biến sẵn như bánh bắp, khoai tây chiên… Vì chất làm ngọt nhân tạo trong các loại thức ăn này vẫn có khả năng làm thay đổi mức đường huyết của bạn.

1. Chế độ ăn cho người bị tiểu đường nên tăng cường thực phẩm nhiều protein

Dinh dưỡng cho người bệnh tiểu đường nên tăng cường các loại thực phẩm giàu protein. Theo Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ (ADA), thịt nạc chứa nhiều đạm và rất ít chất béo bão hòa nên thích hợp để bổ sung vào chế độ dinh dưỡng cho người bị tiểu đường. Nếu ăn chay, bạn hãy bổ sung đạm bằng các loại quả hạch, đậu và đậu phụ nhưng chỉ nên ăn đủ lượng vì chúng cũng chứa nhiều chất béo và calo. Thực phẩm giàu đạm sẽ cung cấp nguồn năng lượng tốt và hỗ trợ giảm cân hiệu quả. Các nguồn bổ sung đạm nên và không nên sử dụng cho người tiểu đường bao gồm:

NÊN ĂN KHÔNG NÊN ĂN
Cá béo (như cá hồi, cá trích…)

Cá ngừ ngâm đóng hộp

Gà tây, gà ta không da

Các loại đậu và cây họ đậu

Sữa chua tách béo không đường

Hạt tươi không muối như hạnh nhân, óc chó (ăn theo chế độ)

Trứng

Đậu phụ

Các món thịt ăn nhẹ như thịt nguội, xúc xích Ý, giăm bông, bò nướng và gà tây

Hotdog

Xúc xích và lạp xưởng

Thịt bò khô

Thịt heo xông khói

Các loại hạt tẩm gia vị như nướng mật ong hoặc ướp cay

Thức uống tăng cơ ngọt

2. Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh tiểu đường tuýp 2: Nên dùng loại ngũ cốc nào?

Tiểu đường tuýp 2 nên ăn gì? Thực tế, chế độ ăn cho người tiểu đường không cần kiêng hoàn toàn chất đường, bột. Bạn vẫn có thể chọn ăn các loại ngũ cốc nguyên hạt giàu vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là chất xơ có lợi cho tiêu hóa cũng như làm đường huyết tăng chậm hơn. Chất xơ còn tạo cảm giác no, ngăn bạn khỏi tiêu thụ những món ăn vặt có hại.

Tuy nhiên, ngũ cốc trong bánh mì hay những sản phẩm đóng gói đã tẩm gia vị đều phải hạn chế dùng, nếu không bạn sẽ có nguy cơ bị tăng đường huyết. Bên cạnh đó, bột mì tinh chế cũng không còn chứa đủ lượng dưỡng chất nhiều như ở ngũ cốc nguyên hạt.

Nếu bạn muốn đường huyết luôn ở mức ổn định, hãy nhớ tính khẩu phần để chỉ ăn một lượng ngũ cốc thích hợp vì chúng cũng chứa chất bột đường.

NÊN ĂN (ăn theo khẩu phần) KHÔNG NÊN ĂN
Gạo hữu cơ, gạo lứt

Hạt diêm mạch

Bánh mì ngũ cốc nguyên hạt

Mỳ, nuôi từ ngũ cốc nguyên hạt

Ngũ cốc nguyên hạt ăn liền như yến mạch

Bánh mì

Bánh ngọt

Ngũ cốc ăn sáng có đường

Gạo

Các loại mỳ, nui

3. Chế độ ăn người tiểu đường có nên sử dụng các sản phẩm từ sữa không?

Sản phẩm từ sữa thông thường có rất nhiều tác động xấu lên cơ thể: gây tăng cân, béo phì, mắc chứng tiền tiểu đường rồi phát triển thành bệnh hoặc sẽ bị nhiều biến chứng của tiểu đường tuýp 2. Tuy vậy, khi xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người bệnh tiểu đường, bạn vẫn có thể lựa chọn các sữa và sản phẩm từ sữa tách béo để giảm bớt lượng calo cũng như chất béo bão hòa tiêu thụ.

NÊN ĂN KHÔNG NÊN ĂN
Sữa tách béo

Sữa chua tách béo không đường

Phô mai tách béo dạng đặc ít muối

Phô mai tách béo 1 phần (theo chế độ)

Sữa chua uống lên men tách béo, không đường

Sữa nguyên béo hoặc tách béo 2%, kể cả sô cô la trắng và các loại bánh kẹo từ sữa

Phô mai nguyên béo

Sữa chua uống nguyên béo có đường

Sữa chua nguyên béo

4. Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh tiểu đường nên bao gồm những loại rau củ gì?

Người bị tiểu đường tuýp 2 nên ăn gì thì chắc chắn không thể thiếu rau củ. Vì đây là nguồn cung cấp dinh dưỡng, nhất là chất xơ dồi dào. Đáng nói hơn nữa là rau, củ thường có ít hoặc không chứa tinh bột nên thích hợp với bệnh nhân tiểu đường. Nếu sử dụng rau củ đông lạnh hoặc đóng hộp, bạn nên chú ý đến lượng muối nạp vào để tránh bị tăng huyết áp. Khẩu phần ăn của bạn nên có 50% là rau không có tinh bột.

Bệnh tiểu đường kiêng ăn gì? Những rau củ mà người bị tiêu đường nên ăn và hạn chế ăn bao gồm:

Các loại rau củ không tinh bột NÊN ĂN Các loại rau củ nên ĂN CÓ CHỪNG MỰC
Rau lá xanh như: cải bó xôi, cải xoăn, các loại rau họ cải và bông cải xanh, bông cải trắng

Dưa leo (dưa chuột)

Măng tây

Củ sắn (Củ đậu)

Cải Brussel (bắp cải tí hon)

Hành, tiêu

Tâm hoa atisô

(hãy tính thêm các loại rau có tinh bột vào tổng lượng bạn cần trong khẩu phần)

Bắp (ngô)

Khoai tây

Khoai lang

Khoai mỡ

Đậu Hà Lan

Củ cải đường

5. Loại trái cây nào là thực phẩm cho người tiểu đường tuýp 2?

Không phải trái cây nào cũng là thực phẩm tốt cho người tiểu đường tuýp 2. Có nhiều loại trái câu chứa tinh bột đường gây bất lợi cho sức khỏe của bệnh nhân tiểu đường.

Tuy nhiên, nếu biết lựa chọn đúng loại và đúng lượng phù hợp, trái cây sẽ là món ăn rất tốt khi xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người bệnh tiểu đường. Không chỉ cung cấp các chất chống oxy hóa, vitamin, khoáng chất, chất xơ làm no, trái cây còn có thể dùng để thay cho các món ngọt không tốt cho sức khỏe như bánh mì ngọt, bánh kem, bánh quy.

Cũng tương tự với ngũ cốc nguyên hạt, bạn nên kiểm tra và tính toán lượng tinh bột đường có trong trái cây để không tiêu thụ quá mức cần thiết. Một miếng trái cây tươi hoặc 120ml nước ép, trái cây đông lạnh đóng hộp thường sẽ có 15g tinh bột.

Trái cây sấy khô không phải là lựa chọn tốt vì sau khi tách nước, phần ăn còn lại quá ít sẽ không đủ no như trái cây tươi nguyên quả. Thậm chí, chỉ 28g nho khô có thể chứa 15g tinh bột đường – tương đương với 1 quả táo tươi. Trái cây đóng hộp cũng vậy. Chúng thường sẽ có thêm sirô đường đặc mà bệnh nhân tiểu đường cần tránh xa. Dùng nước ép cũng sẽ không còn đủ lượng chất xơ như trái cây tươi nguyên vỏ.

Tuy nhiên, các loại sinh tố chỉ làm từ trái cây tươi và không thêm đường vẫn rất tốt cho người bệnh. Bạn cũng có thể trữ các loại trái cây đông lạnh không tẩm đường để thay thế cho những bữa ăn sáng nếu bạn không có thời gian. Hãy ăn kèm với các món chứa chất đạm như sữa chua hoặc một lượng nhỏ bơ hạt cũng sẽ giảm nguy cơ tăng đường huyết.

Sử dụng chỉ số tải lượng đường huyết (GL) cũng là một cách để đo xem một phần thực phẩm có tầm ảnh hưởng thế nào đến việc tăng lượng đường trong máu của bạn. Bệnh nhân tiểu đường có thể tự lựa chọn hoặc tham khảo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng để có khẩu phần ăn phù hợp nhất.

NÊN ĂN KHÔNG NÊN ĂN
Các loại dâu: việt quất, dâu tây, mâm xôi

Táo, đào, mơ, lê để nguyên vỏ

Cherry, cam, kiwi, chuối, nho

Các loại dưa

Trái cây sấy

Trái cây đóng gói

Nước trái cây lọc

Trái cây tẩm đường

6. Chất béo nên chọn khi xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người bệnh tiểu đường

Chất béo sẽ không còn là “kẻ thù” của bệnh tiểu đường nếu bạn biết lựa chọn đúng loại và đúng lượng thích hợp. Thực đợn cho người tiểu đường tuýp 2 được cung cấp đủ chất béo tốt sẽ giúp bạn hạn chế những cơn thèm ăn, giảm cân và kiểm soát đường huyết tốt hơn.

Có hai loại chất béo tốt cực kỳ thích hợp vì chúng có thể giúp người bị tiểu đường giảm lượng cholesterol xấu LDL trong cơ thể. Đầu tiên là chất béo đơn không bão hòa, thường có trong bơ, hạnh nhân, quả hồ đào. Loại thứ hai là chất béo đa không bão hòa, có nhiều trong quả óc chóch và dầu hướng dương.

Trong khi đó, chất béo chuyển hóa và chất béo bão hòa lại rất có hại cho tim mạch và sức khỏe nói chung. Nếu bạn kiểm tra bao bì các thực phẩm đóng gói và thấy có xuất hiện từ “hydrogenated” (hydro hóa/chưa bão hòa) nghĩa là chúng có chứa các chất béo xấu. Bạn hãy luôn kiểm tra kỹ thành phần nguyên liệu và tránh xa các loại thực phẩm này.

Các thực phẩm chứa chất béo mà người tiểu nên ăn và kiêng ăn là:

NÊN ĂN KHÔNG NÊN ĂN
Quả bơ, bơ hạt, ô liu

Các loại quả hạch như: hạnh nhân, hồ đào, óc chó, hồ trăn (hạt dẻ cười)

Đậu nành lông Nhật Bản, đậu phụ

Dầu thực vật như: dầu nành, dầu bắp, dầu ô liu và dầu hướng dương

Các loại hạt như: hạt chia, hạt lanh

Các loại cá như: cá ngừ, cá hồi

Thức ăn nhanh

Các loại thịt: bò, bê, cừu, heo

Sản phẩm từ sữa nguyên béo

Dầu dừa, dầu cọ

Bánh snack

Món ngọt: donut, bánh kem, bánh quy và muffin

Áp dụng tốt chế độ dinh dưỡng cho người bệnh tiểu đường là yếu tố quan trọng để người bệnh kiểm soát đường huyết, tránh được những biến chứng tiểu đường nguy hiểm để có thể sống chung với căn bệnh mãn tính này.

28-07-2022 08:04

Hơn 1 tỷ người trên thế giới đang sống chung với bệnh cao huyết áp. Việc thay đổi chế độ ăn có thể làm giảm đáng kể tình trạng tăng huyết áp. Một số nghiên cứu đã chỉ ra các loại thực

cao huyến áp kiêng ăn gì

Tầm quan trọng của dinh dưỡng đối với bệnh tăng huyết áp

Huyết áp cao được cảnh báo là một tình trạng đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh, làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh có tỷ lệ tử vong cao hàng đầu như tim mạch, đột quỵ, các chứng phình động mạch, suy giảm chức năng nhận thức và suy thận. Bên cạnh đó, theo dữ liệu mới nhất của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), bệnh tăng huyết áp cũng là nguyên nhân chính hoặc góp phần gây tử vong cho hơn 500.000 người vào năm 2018. (1)

Đáng sợ hơn, rất nhiều người bị cao huyết áp không hề biết mình mắc bệnh, vì vậy nếu bạn chưa từng kiểm tra huyết áp trong 2 năm gần đây, hãy đi khám để được tầm soát, phát hiện sớm giúp phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm của bệnh. Hiện nay, việc sử dụng thuốc có thể làm giảm huyết áp nhưng bên cạnh đó kèm theo một số tác dụng phụ như chuột rút, chóng mặt và mất ngủ. Tuy nhiên, có một tin tốt là một chế độ ăn phù hợp và một lối sống lành mạnh có thể cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả.

Cao huyết áp nên ăn gì?

Người bị cao huyết áp nên ăn gì là thắc mắc của rất nhiều người, những thông tin dưới đây cung cấp cho bạn những thực phẩm mà người bị tăng huyết áp nên sử dụng để có thể kiểm soát bệnh và tăng chất lượng cuộc sống:

1. Trái cây có múi

Không khó để tìm kiếm những loại trái cây có múi ở Việt Nam, các loại quả như cam, quýt, bưởi, chanh… có tác dụng trong việc hạ huyết áp. Chúng chứa nhiều vitamin, khoáng chất và các hợp chất thực vật giúp giữ cho bạn có một trái tim khỏe bằng cách giảm các yếu tố nguy cơ về tăng huyết áp. (2)

Trong một nghiên cứu kéo dài 5 tháng với trên 101 phụ nữ Nhật Bản đã chứng minh rằng việc uống nước chanh hàng ngày kết hợp với đi bộ có tương quan đáng kể với việc giảm huyết áp tâm trương do hàm lượng axit citric và flavonoid trong chanh tác động lên.

Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng uống nước cam và bưởi có thể giúp giảm huyết áp. Tuy nhiên, bưởi và nước ép bưởi có thể gây trở ngại cho các loại thuốc hạ huyết áp thông thường, vì vậy, trước khi sử dụng các thực phẩm này một cách thường xuyên, bạn có thể liên hệ với bác sĩ của mình để tham khảo về sự tương tác giữa thực phẩm và loại thuốc bạn đang uống.

trái cây có múi giúp giảm cao huyết áp

2. Cá hồi và các loại cá béo

Cá hồi và các loại cá béo như cá thu có nhiều axit béo omega-3, giúp giảm viêm và có thể giúp giảm huyết áp. Đây cũng là nguồn cung cấp vitamin D tuyệt vời giúp cơ thể hấp thụ canxi, chống lại bệnh trầm cảm và điều hòa huyết áp. Một nghiên cứu ở 2.036 người khỏe mạnh cho thấy những người có nồng độ chất béo omega-3 trong máu cao nhất có huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương thấp hơn đáng kể so với những người có nồng độ chất béo này trong máu thấp nhất. Lượng omega-3 cao hơn cũng có liên quan đến việc giảm nguy cơ tăng huyết áp

cá hồi giàu omega 3

3. Hạt bí ngô

Hạt bí ngô tuy nhỏ bé nhưng là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Hạt bí ngô rất giàu magiê và kẽm làm giảm huyết áp. Sử dụng dầu hạt bí ngô cũng là một cách tốt để thu được những lợi ích tuyệt vời từ loại hạt này. Tuy nhiên, hạt bí ngô mua ở cửa hàng thường được tẩm muối, vì vậy hãy chọn loại hạt chế biến không qua tẩm ướp hoặc bạn có thể tự chế biến hạt tại nhà bằng cách rang hoặc nướng.

4. Các loại đậu

Một số loại đậu như đậu lăng, đậu gà, đậu hà lan… rất giàu dinh dưỡng, cung cấp chất xơ và nguồn protein tuyệt vời. Vì vậy các loại đậu cũng được ưu tiên đưa vào chế độ ăn thuần chay. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc sử dụng các loại đậu như đậu lăng có thể làm giảm huyết áp cao. Theo một đánh giá dựa trên 8 nghiên cứu bao gồm 554 người đã chỉ ra rằng sử dụng các loại đậu làm giảm đáng kể tăng huyết áp.

5. Quả mọng

Các loại quả mọng, đặc biệt là quả việt quất, dâu tây, mâm xôi… chứa nhiều oxit nitric, một loại khí giúp giãn mạch máu, thúc đẩy lưu thông máu, do đó làm giảm huyết áp. Bên cạnh đó, các loại quả như việt quất và dâu tây chứa các hợp chất chống oxy hóa được gọi là anthocyanin. Anthocyanin đã được chứng minh làm tăng mức oxit nitric trong máu và giảm sản xuất các phân tử hạn chế mạch máu, có thể giúp giảm mức huyết áp.

Các nhà nghiên cứu đã tiến hành một nghiên cứu lớn với hơn 34.000 người bị tăng huyết áp. Họ phát hiện ra rằng những người có lượng anthocyanin cao nhất giảm 8% nguy cơ huyết áp cao so với những người có lượng anthocyanin thấp.

quả mọng giúp thúc đẩy lưu thông máu

6. Rau dền và củ dền

Rau dền có chứa một lượng lớn magie, giúp vận chuyển máu dễ dàng, nhờ đó làm giảm huyết áp. Ngoài ra, rau dền cũng giàu chất xơ, rất tốt cho sức khỏe hệ tiêu hóa và giảm cân hiệu quả.

7. Hạt dẻ

Đây không chỉ là một loại hạt có mùi vị thơm ngon mà còn mang lại nhiều chất dinh dưỡng. Hạt dẻ cười chứa chất béo lành mạnh, chất xơ, protein, chất chống oxy hóa và các chất dinh dưỡng khác nhau, bao gồm vitamin B6 và vitamin B1 có thể hỗ trợ giảm cân cũng như tăng cường sức khỏe tim mạch và đường ruột.

hạt dẻ chứa nhiều dưỡng chất

8. Cà rốt

Cà rốt là một loại củ được sử dụng nhiều trong bữa ăn hằng ngày, tuy nhiên không phải ai cũng biết cà rốt chứa nhiều hợp chất phenolic, chẳng hạn như axit chlorogenic, p-coumaric và caffeic, giúp giãn mạch máu và giảm viêm có thể giúp giảm mức huyết áp

Có nhiều cách để chế biến cà rốt như nấu chín hoặc ăn sống, tuy nhiên theo nhiều nghiên cứu, việc ăn cà rốt sống không qua chế biến nhiệt có lợi hơn có việc ổn định huyết áp.

9. Cần tây

Cần tây là một loại rau phổ biến có thể có tác dụng tốt trong việc điều chỉnh huyết áp. Trong cần tây chứa các hợp chất được gọi là phthalide, có thể giúp giãn các mạch máu và giảm huyết áp.

10. Cà chua

Cà chua và các sản phẩm được chế biến từ cà chua rất giàu chất dinh dưỡng, chứa nhiều kali và sắc tố carotenoid lycopene. Lycopene là một carotenoid, một dạng sắc tố hữu cơ có lợi cho sức khỏe tim mạch. Việc ăn thực phẩm giàu lycopene, chẳng hạn như cà chua, có thể giúp giảm các yếu tố nguy cơ bệnh tim như huyết áp cao.

Kết quả của 21 nghiên cứu cho thấy, việc tiêu thụ cà chua và các sản phẩm từ cà chua giúp cải thiện huyết áp và có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và tử vong do bệnh tim mạch.

11. Bông cải xanh

Bông cải xanh được biết đến là một thực phẩm có nhiều lợi ích đối với cơ thể và có thể làm hạ huyết áp như canxi, kali, magiê, và vitamin C. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chế độ ăn nhiều bông cải xanh giúp giảm mức độ bệnh tim mạch và kéo dài tuổi thọ .

Một nghiên cứu trên 187.453 người cho thấy, những người tiêu thụ 4 phần bông cải xanh trở lên mỗi tuần có nguy cơ cao huyết áp thấp hơn so với những người tiêu thụ bông cải xanh mỗi tháng một lần hoặc ít hơn.

12. Sữa chua

Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ có báo cáo sữa chua có thể làm giảm nguy cơ cao huyết áp ở phụ nữ. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những phụ nữ trung niên tiêu thụ từ 5 khẩu phần sữa chua trở lên mỗi tuần trong vòng 18–30 tuổi đã giảm được 20% nguy cơ tăng huyết áp so với những phụ nữ có độ tuổi tương tự hiếm khi ăn sữa chua..

Bạn có thể thưởng thức sữa chua, đặc biệt là sữa chua không đường kèm theo các loại trái cây hoặc hạt như một bữa ăn nhẹ hoặc thay cho món tráng miệng.

sữa chua giảm nguy cơ THA

13. Hạt chia & hạt lanh

Hạt chia và hạt lanh là loại hạt nhỏ chứa nhiều kali, magiê và chất xơ cần thiết cho việc điều hòa huyết áp.

14. Củ cải đường

Tương tự như quả việt quất, củ cải đường có nhiều oxit nitric giúp giảm huyết áp. Năm 2015, các nhà nghiên cứu báo cáo rằng, những người bị tăng huyết áp uống 250 ml nước ép mỗi ngày trong 4 tuần có tác dụng giảm huyết áp rõ rệt. Theo nghiên cứu, hàm lượng nitrat vô cơ cao trong củ cải đường là thành phần giúp giảm huyết áp. Bạn có thể uống một ly nước ép củ cải đường mỗi ngày, hoặc thêm củ cải đường vào món salad hoặc chế biến rau củ như một món ăn phụ tốt cho sức khỏe. (3)

15. Cải bó xôi

Giống như củ cải đường, cải bó xôi cũng có hàm lượng nitrat cao và chứa nhiều chất chống oxy hóa, kali, canxi và magiê, là lựa chọn tuyệt vời cho những người bị huyết áp cao.

16. Chuối

Chuối được biết đến là một loại siêu thực phẩm có lợi cho sức khỏe, trong chuối chứa nhiều kali – một khoáng chất đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát tăng huyết áp. Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, kali giảm bớt tác dụng của natri và làm giảm căng thẳng trong thành mạch máu. Người lớn nên tiêu thụ 4.700mg kali mỗi ngày. Bên cạnh đó, chuối cũng giàu chất xơ và có vị ngọt tự nhiên phù hợp cho việc chế biến thành các món ăn và đồ uống như sinh tố, bánh ngọt…(4)

chuối tốt cho sức khỏe

17. Tỏi

Tỏi được biết đến là một thực phẩm có tính kháng sinh và kháng nấm tự nhiên. Một vài nghiên cứu cho thấy, tỏi làm tăng sản xuất oxit nitric của cơ thể, giúp cơ trơn thư giãn và mạch máu giãn ra. Những thay đổi này có thể hạn chế tăng huyết áp. Một báo cáo rằng chiết xuất tỏi làm giảm cả huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương ở những người cao huyết áp.

18. Socola đen

Theo một nghiên cứu vào tháng 5/2017 trên tạp chí Heart, socola đen giàu flavonol có tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Nghiên cứu phát hiện ra rằng flavonol trong socola đen giúp thúc đẩy chức năng mạch máu khỏe mạnh. Chọn socola chứa tối thiểu 70% cacao giúp làm giảm huyết áp ở những người bị tăng huyết áp hoặc tiền tăng huyết áp.

19. Dầu ô liu

Dầu ô liu có thể chứa nhiều calo nhưng nó mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Sử dụng dầu ô liu giàu polyphenol có liên quan đến việc giảm huyết áp – đặc biệt là ở phụ nữ. Bạn có thể sử dụng dầu ô liu để trộn salad hay sử dụng trong việc chế biến thức ăn.

20. Lựu

Một nghiên cứu vào tháng 9/2012 trên tạp chí Plant Foods for Human Nutrition cho thấy rằng hàm lượng chất chống oxy hóa cao trong nước ép lựu có thể giúp giảm huyết áp. Bạn có thể sử dụng lựu để làm nước ép và sử dụng hằng ngày.

Người bị cao huyết áp nên kiêng gì?

Bên cạnh một số thực phẩm có thể làm giảm huyết áp thì cũng có những thực phẩm khiến huyết áp tăng trầm trọng hơn. Vậy người cao huyết áp không nên ăn gì? Hãy cùng điểm qua một số thực phẩm dưới đây:

1. Muối

Muối hay cụ thể là natri trong muối là một trong những nguyên nhân dẫn đến huyết áp cao và bệnh tim. Muối ăn có khoảng 40% natri. Chúng ta biết muối đóng góp 1 phần quan trọng với sức khỏe, tuy nhiên ăn quá nhiều muối sẽ dẫn đến nhiều tác hại tiêu cực cho sức khỏe. Các khuyến cáo không nên nạp quá 2.300 mg natri – tương đương với 1 thìa cà phê muối mỗi ngày. (5)

natri trong muối cao

2. Thịt nguội, thịt xông khói

Không thể phủ nhận sự tiện lợi của các loại thịt nguội hay thịt xông khói tuy nhiên những thực phẩm này đều đã qua chế biến và thường chứa nhiều natri. Trong quá trình sản xuất các nguyên liệu được sử dụng để làm thịt nguội hay thịt xông khói đều đã được xử lý, ướp gia vị và bảo quản với muối, vì vậy đây là một thực phẩm không được khuyến khích dùng với người tăng huyết áp.

3. Dưa chua

Dưa chua được chế biến bằng cách sử dụng rất nhiều muối để giúp phần dưa không bị hư hỏng và có thể bảo quản được lâu hơn. Phần dưa càng ủ lâu ngày thì càng hấp thu nhiều muối và không tốt cho sức khỏe của người bị cao huyết áp.

4. Đường

Nghiên cứu chỉ ra rằng đường và đặc biệt là đồ uống có đường – góp phần làm tăng cân ở người lớn và trẻ em. Thừa cân và béo phì tăng nguy cơ huyết áp cao. Một nghiên cứu năm 2019 ở phụ nữ bị huyết áp cao cho thấy rằng giảm 2,3 muỗng cà phê đường có thể giúp giảm 8,4 mmHg trong tâm thu và giảm 3,7 mm Hg huyết áp tâm trương.

đường làm tăng cân

5. Thực phẩm đã qua chế biến

Để giữ cho trái tim khỏe mạnh, tốt nhất bạn nên giảm chất béo bão hòa và tránh chất béo chuyển hóa. Điều này đặc biệt đúng đối với những người bị huyết áp cao.

Chất béo chuyển hóa là chất béo nhân tạo giúp tăng thời hạn sử dụng và độ ổn định của thực phẩm đã qua chế biến. Tuy nhiên, việc tiêu thụ quá mức loại chất béo này làm tăng mức cholesterol LDL (xấu) và giảm mức cholesterol HDL (tốt), có thể làm tăng nguy cơ tăng huyết áp.

Chất béo bão hòa cũng làm tăng mức cholesterol LDL trong máu. Chất béo bảo hòa làm tăng nguy cơ bệnh tim cũng như bệnh tiểu đường type 2.

Thực phẩm đóng gói, chế biến sẵn thường chứa chất béo chuyển hóa và chất béo bão hòa, cùng với lượng đường cao, natri và carbohydrate ít chất xơ. Vì vậy, hãy giảm lượng chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa để giúp tim khỏe mạnh.

6. Rượu bia

Uống quá nhiều rượu có thể làm tăng huyết áp của bạn. Nếu bạn bị huyết áp cao, bác sĩ có thể khuyên bạn nên giảm lượng rượu uống. Nghiên cứu từ năm 2017 đã tìm thấy mối liên hệ giữa việc uống ít rượu và giảm huyết áp ở những người thường uống nhiều hơn hai ly mỗi ngày.

Ở những người không bị tăng huyết áp, hạn chế uống rượu có thể giúp giảm nguy cơ tăng huyết áp. Rượu cũng có thể tương tác với các loại thuốc huyết áp mà bạn đang dùng làm giảm tác dụng của thuốc. Ngoài ra, các loại đồ uống có cồn chứa nhiều đường và calo. Uống rượu có thể dẫn đến tình trạng thừa cân và b
éo phì, có thể làm tăng nguy cơ tăng huyết áp.

rượu bia chứa nhiều chất cồn và calo

Một số lưu ý khác để giảm huyết áp

Chế độ dinh dưỡng có thể ảnh hưởng đến huyết áp của bạn, cả tiêu cực và tích cực. Những thực phẩm giàu muối, đường và chất béo bão hòa hoặc chất béo chuyển hóa có thể làm tăng huyết áp và gây hại cho sức khỏe tim mạch của bạn. Bằng cách hạn chế những thực phẩm này và thay thế chúng bằng các lựa chọn lành mạnh, bạn có thể giữ huyết áp của mình ở mức ổn định. Một chế độ ăn uống đầy đủ trái cây, rau, ngũ cốc và protein “nạc” có thể giúp giữ cho trái tim của bạn khỏe mạnh.

Quy tụ chuyên gia – bác sĩ giàu kinh nghiệm, được trang bị hệ thống máy móc hiện đại (máy đo ECG – kiểm tra nhịp tim, máy theo dõi huyết áp 24h tại nhà để phát hiện sớm bệnh lý tăng huyết áp, máy holter ECG theo dõi nhịp tim liên tục trong khoảng thời gian từ 24 giờ đến 14 ngày với 12 chuyển đạo…), Trung tâm Tim mạch, BVĐK Tâm Anh là nơi thực hiện tầm soát, thăm khám và điều trị hiệu quả tăng huyết áp cũng như các bệnh tim mạch. Nhờ đó, phát hiện sớm và phòng ngừa kịp thời những biến chứng nguy hiểm của tăng huyết áp.

AGTN-Sưu tấm

28-07-2022 08:05

Bệnh gút (hay còn gọi là bệnh gout hoặc thống phong) là một loại bệnh viêm khớp thường gặp, do rối loạn chuyển hóa chất dinh dưỡng trong cơ thể. Bệnh gout xảy ra do tăng sản xuất acid uric nội sinh, giảm đ&a

 

Vì vậy câu hỏi Bệnh gút kiêng gì và ăn gì luôn thường trực và được quan tâm hàng đầu đối với các thành viên gia đình có bệnh nhân bị gút.

bệnh gout ăn gì kiêng gì

Dinh dưỡng luôn là mối quan tâm hàng đầu đối với các thành viên gia đình có bệnh nhân bị gút

Bệnh gút là một trong những bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn. Tùy theo giai đoạn bệnh mà bác sĩ chỉ định dùng thuốc để hạ nồng độ axit uric trong máu. Chế độ ăn uống và sinh hoạt quyết định rất nhiều trong quá trình điều trị. (1)

Dưới đây là những gợi ý về thức ăn tốt cho bệnh nhân gút được chuyên gia dinh dưỡng nghiên cứu, khuyên bạn nên thay đổi trong thực đơn hàng ngày để giúp ngăn ngừa bệnh biến chứng nặng, kiểm soát và làm nhẹ tình trạng bệnh hiện tại.

Bệnh gút kiêng gì?

Bệnh gút nên tránh ăn những thực phẩm giàu purin và fructose cao để kiểm soát được nồng độ axit uric ở mức độ ổn định (2). Cụ thể các thực phẩm thường gặp dưới đây nên tránh như:

1. Thịt đỏ

Thịt đỏ (bò, heo, dê…) chứa hàm lượng chất dinh dưỡng cao gồm chất chất đạm (protein), vitamin E, B6, B12, chính hàm lượng protein rất cao, sẽ dẫn đến tăng nồng độ axit uric trong máu, là nguyên nhân gây ra bệnh gout. Chưa kể các món ăn chế biến từ thịt đỏ sẽ trải qua quá trình tiêu hóa dưới xúc tác của enzym, khiến các nhân purin trong thịt đỏ chuyển hóa thành axit uric. 

Dù vậy, cũng không nên kiêng khem tuyệt đối thịt đỏ, bởi cơ thể cũng cần nguồn năng lượng rất nhiều từ thịt. Bạn nên duy trì sử dụng thịt đỏ ở một lượng vừa phải, chỉ nên ăn tối đa 2 lần/tuần, không quá 100gr/ngày. Bạn nên chế biến thịt đỏ chín kỹ, chế biến ở dạng luộc, kho hay hấp sẽ tốt hơn ăn nướng, chiên xào, hạn chế được lượng mỡ tối đa nạp vào cơ thể.

thịt đỏ làm tăng acid uric trong máu

2. Nội tạng động vật

Nội tạng động vật (gan, thận, tim, bao tử, óc…) chứa nhiều chất dinh dưỡng như protein, vitamin nhóm B (B2, B6, folate và B12), CoQ10, cholesterol, các chất khoáng: sắt, kẽm, selen. Mặc dù chứa nhiều chất dinh dưỡng nhưng người bị bệnh gout không nên ăn bởi nội tạng chứa nhiều purin, chính là chất gây tăng nồng độ acid uric trong máu, khiến bệnh trở nên trầm trọng: sưng, đau nhiều hơn.

3. Thịt gà tây, thịt ngỗng

Thịt gà, thịt ngỗng có chứa nhiều chất dinh dưỡng như vitamin B, các khoáng chất, axit amin, sắt, photpho… Thịt gà còn chứa purin nên người bệnh gút nên ăn thịt gà ở mức vừa phải, khoảng 110 – 175 mg, với hàm lượng vừa đủ này sẽ cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thế và tránh được sự gia tăng purin trong máu.

4. Hải sản

Hải sản (như cá trích, cá ngừ, động vật có vỏ nghêu, sò, ốc,…) chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, bao gồm cả chất purin. Trong hải sản cũng chứa nhiều chất đạm nên người bệnh gout nên hạn chế ăn. 

thực phẩm chứa nhiều purin

5. Rượu, bia, đồ uống có đường

Hạn chế tối đa rượu, bia cũng như các chất kích thích, đồ uống có đường như nước ngọt, nước trái cây, nước có gas… nếu không muốn tình trạng của bạn trở nên trầm trọng hơn.

6. Các loại thịt chế biến sẵn

Thực phẩm đóng hộp (nem chua, thịt xông khói, xúc xích, lạp xưởng,…) hoàn tốt không tốt cho người bệnh gout. Bạn sử dụng thực phẩm tươi, tự chế biến để đảm bảo được hàm lượng dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể. 

7. Các loại rau có hàm lượng purin cao

Người bệnh nên cung cấp nhiều vitamin, rau xanh cho cơ thể nhưng lưu ý, tránh dùng nhiều những loại rau củ quả và các loại đậu có hàm lượng purin cao như: đậu lăng, đậu đen, đậu phộng, đậu hà lan, đậu trắng, đậu xanh, cải xoăn, su hào….

Bệnh gút nên ăn những gì? 10 thực phẩm tốt cho người bệnh gout

1. Trái cây

Tất cả các loại trái cây như dâu, táo, cherry,… đều tốt cho bệnh nhân, cung cấp nhiều vitamin. Đặc biệt các nghiên cứu còn chỉ ra rằng ăn nhiều quả cherry giúp ngăn ngừa tình trạng sưng viêm, giảm mức axit uric trong cơ thể của người bệnh. Bởi cherry chứa hàm lượng vitamin C, beta caroten và chất chống oxy hóa rất cao. (3)

2. Thực phẩm giàu Vitamin C

Vitamin C hỗ trợ rất tốt trong quá trình giảm nồng độ axit uric trong máu, chống viêm, chống oxy hóa, tăng sức đề kháng và sức bền cho thành mạch, giảm nguy cơ mắc bệnh. Nên ăn những loại quả có tính chua nhẹ như: ổi, dứa, ớt chuông, súp lơ…

Lưu ý, vitamin C không nên dùng liều cao, tránh gây tăng oxalat niệu, buồn nôn, ợ nóng, dùng kéo dài trong một thời gian sẽ hình thành sỏi, giảm quá trình đào thải axit uric (4). Những loại quả có hàm lượng vitamin C cao như chanh, bưởi, tắc,…

3. Thịt trắng

Thịt trắng như thịt cá sông, thịt gà ức… chứa hàm lượng chất đạm cao nhưng rất ít purin. Những loại thịt như cá lóc, cá diêu hồng, cá rô đồng, ức gà rất tốt cho người bệnh gút, có tác dụng chống quá trình kết tủa của axit uric. Nên sử dụng hàm lượng thịt trắng 110 – 170g/ngày.

Tham khảo: Một số loại cá bệnh nhân gout được ăn

4. Dầu oliu, dầu thực vật

Dầu ô liu và dầu thực vật chứa chất béo tốt, hỗ trợ chống viêm khớp, giảm sưng đau và giảm axit uric. Người bệnh nên thường xuyên sử dụng dầu oliu, dầu thực vật trong các bữa ăn hàng ngày, cho một số món như: salad để hấp thụ tối đa dưỡng chất, tránh chế biến ở nhiệt độ cao.

trái cây tốt cho bệnh nhân gout

5. Trứng

Trứng chứa rất ít purin, cung cấp nhiều canxi cho xương nên người bệnh có thể sử dụng thay thế trong các bữa ăn vẫn đảm bảo được hàm lượng chất dưỡng cần, vì đã hạn chế dùng thịt. 

6. Cafe

Hầu hết các nghiên cứu khoa học cho thấy cà phê có tác dụng trong việc giảm nguy cơ mắc gút (5). Cà phê chứa nhiều hợp chất gồm khoáng chất, polyphenol và cafein. Cà phê có thể làm giảm nồng độ axit uric thông qua một số cơ chế hoặc làm giảm nồng độ axit uric bằng cách tăng tốc độ cơ thể bài tiết axit uric. Cà phê còn cạnh tranh với enzym phân hủy purin trong cơ thể, khiến làm giảm tốc độ tạo ra axit uric. Việc sử dụng một lượng cà phê đe vừa đủ trong ngày rất tốt cho người bệnh gout.

7. Trà xanh

Người bệnh gút cần giảm nồng độ axit uric trong máu, có thể sử dụng ngay trà xanh. Trà xanh pha đúng cách và dùng một lượng vừa đủ mỗi ngày giúp giảm thúc đẩy sự hình thành nước tiểu và đẩy nhanh quá trình đào thải axit uric.

trà xanh giúp giảm acid uric

8. Rau củ

Rau củ rất tốt cho những bệnh nhân đang điều trị bệnh gút, nên bổ sung các loại rau củ trong bữa cơm hằng ngày như: cải xanh, rau ngót, khoai tây, đậu hà lan, nấm, cà tím,…

9. Ngũ cốc nguyên cám

Yến mạch, gạo lứt, lúa mạch… chứa nhiều chất xơ, giúp ức chế tình trạng các khớp bị viêm do gút.

AGTN-Sưu tầm

10. Các chế phẩm từ sữa và đậu nành

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng phô mai, bơ, kem tươi, váng sữa, sữa chua… hỗ trợ làm giảm lượng axit uric huyết thanh trong máu.

11. Uống đủ nước

Nạp đủ cho cơ thể 2 – 2.5l nước mỗi ngày, đặc biệt là nước khoáng kiềm, không gas.